Quy định về hoán cải, cải tạo xe tải, ô tô, xe cơ giới

Quy định về hoán cải, cải tạo xe tải, ô tô, xe cơ giới

Ngày đăng: 28/02/2024 10:29 PM

    1. Trước tiên:

    - Mỗi xe cơ giới chỉ được cải tạo, thay đổi một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung và không quá ba trong sáu hệ thống, tổng thành sau đây: (Trong suốt quá trình sử dụng của xe ô tô)

    + Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính).
    + Hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động).
    + Hệ thống treo.
    + Hệ thống phanh.
    + Hệ thống lái.
    + Buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng, thùng tự đổ.

    - Trọng lượng toàn bộ của ô tô sau cải tạo không được vượt quá trọng lượng toàn bộ cho phép lớn nhất theo quy định của nhà sản xuất.

    - Không được thay đổi tính năng sử dụng của ô tô đã có thời gian sử dụng hơn 15 năm, trừ trường hợp ô tô khách và ô tô chở người được cải tạo thành ô tô chở hàng (ô tô tải) thông dụng. Cấm cải tạo các xe cơ giới loại khác thành ô tô chở khách. Đối với ô tô chuyên dùng nhập khẩu, không được tiến hành cải tạo trong 5 năm kể từ ngày được cấp biển số, đăng ký.

     

    2. Giải thích “Cải tạo các hệ thống”:

    - Cải tạo hệ thống truyền lực: Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc cải tạo thay đổi Hộp số hay Cầu chủ động.

    - Cải tạo hệ thống chuyển động: Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc cải tạo thay đổi cầu bị động (cầu không chủ động, cầu dẫn hướng).

    - Cải tạo hệ thống treo:

    + Đối với hệ thống treo phụ thuộc (hệ thống treo nhíp): Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc thay đổi số lượng là nhíp, kích thước lá nhíp chính.

    + Đối với Hệ thống treo độc lập (hệ thống treo lò xo): Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc thay các lò xo trụ, lò xo đàn hồi, lò xo túi khí.

    - Cải tạo hệ thống phanh:

    + Hệ thống phanh hơi (phanh khí nén): Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc 2 trong các thành phần: Tổng van phanh, Bầu phanh, Cơ cấu phanh, Bộ điều hòa lực phanh, Bộ chống hãm cứng bánh xe.

    + Hệ thống phanh dầu (phanh thủy lực): Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc 2 trong các thành phần, Xy lanh phanh chính, Xy lanh phanh bánh xe, Cơ cấu phanh: Bộ trợ lực phanh, Bộ điều hòa lực phanh, Bộ chống hãm cứng bánh xe.

    + Hệ thống phanh khí nén – thủy lực : Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc 2 trong các thành phần: Tổng van phanh, Bầu phanh, Xy lanh tác động khi nén, Xy lanh phanh chính thủy lực, Xy lanh phanh bánh xe, Cơ cấu phanh, Bộ điều hòa lực phanh, Bộ chống hãm cứng bánh xe.

    + Hệ thống phanh đỗ: Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc thay đổi nguyên lý làm việc của hệ thống phanh đỗ.

    - Cải tạo Hệ thống lái: Là cải tạo, thay đổi toàn bộ hệ thống hoặc cải tạo, thay đổi cơ cấu lái, hình thái lái, bộ trợ lực lái.

    - Cải tạo Hệ thống nhiên liệu: Là cải tạo, thay đổi loại nhiên liệu sử dụng.

    - Thay đổi cầu (cầu chủ động – cụm cầu chủ động hoặc cầu bị động): Chỉ cho phép thay đổi một cầu hoặc cụm cầu.

    - Thay đổi buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng, thùng tự đổ: Được hiểu là không làm thay đổi tính năng sử dụng nguyên thủy của phương tiện (không thay đổi loại ô tô)

     

    3. Về lốp ô tô: Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới được phép tham gia giao thông phải đảm bảo “có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe” được hiểu là không được cải tạo bánh lốp khác với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.

    4. Về chu kỳ kiểm định: Ô tô sau cải tạo phải áp dụng chu kỳ kiểm định theo phụ lục Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT

    5. Về đăng ký xe ô tô: Các bác phải đến PC67 để đổi đăng ký xe mới sau cải tạo. Đưa các bác công an Liên 2 Giấy chứng nhận chất lượng cải tạo.

    6. Về Sổ chứng nhận KĐ: Các bác phải đưa xe đến Trung tâm Đăng kiểm quản lý Sổ để kiểm định và ghi nhận các thông số cải tạo vào Sổ chứng nhận KĐ, các bác đưa Liên 3 Giấy chứng nhận cải tạo cho các anh Đăng kiểm. Nếu xe của các bác đạt thì mới được ghi nhận vào Sổ (Khoản 1 Điều 11 của Thông tư 22/2009/TT-BGTVT)

    Nếu các bác không đổi đăng ký xe hoặc không ghi nhận cải tạo trong Sổ, đi trên đường sẽ bị các anh CSGT phạt theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP, Cụ thể là Thông tư 27/2009/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT: Tại điểm 4 mục V “Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau và thực tế phương tiện về biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, trọng tải, màu sơn“.

    Xem thêm Bộ Thủ tục hành chính ngành Đăng kiểm: Thủ tục ĐK014

    Chúc các bác có xe sau cải tạo thật như ý! Chở được nhiều hàng, an toàn trên mọi nẻo đường!

    Chia sẻ: